(024) 6683 2266 - (028) 3888 2266 | ĐIỂM BÁN
Đề tài Viện Hàn Lâm Khoa Học Công Nghệ
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng:
Lớn tuổi: Tuổi tác càng lớn càng có nhiều nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm: tiểu đường, tim mạch, huyết áp, ung thư…Các trường hợp mắc ung thư buồng trứng thường trên 50 tuổi, trên 60 là độ tuổi có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao nhất. Tuy nhiên, ung thư buồng trứng cũng có thể phát sinh ở một số phụ nữ trẻ tuổi.
Mang thai và sinh con: Phụ nữ chưa từng sinh con có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn những phụ nữ đã từng trải qua quá trình sinh nở.
Kinh nguyệt: Nguy cơ mắc ung thư buồng trứng ở những phụ nữ có kinh nguyệt sớm hoặc mãn kinh muộn sẽ cao hơn những phụ nữ bình thường.
Tiền sử gia đình có người mắc ung thư buồng trứng: Nguy cơ mắc ung thư buồng trứng sẽ cao hơn nếu trong gia đình bạn có mẹ hoặc em gái, con gái mắc ung thư buồng trứng. Nguy cơ này giảm dần nếu quan hệ huyết thống càng xa. Bên cạnh đó tiền sử gia đình mắc ung thư nội mạc tử cung, ung thư vú, ung thư đại tràng cũng dẫn đến khả năng mắc ung thư buồng trứng cao.
Tiền sử bản thân: Những phụ nữ từng có tiền sử ung thư vú hay ung thư đại tràng sẽ dễ mắc ung thư buồng trứng hơn so với những phụ nữ chưa từng mắc ung thư đại tràng, ung thư vú.
Khả năng điều trị khỏi bệnh phụ thuộc vào giai đoạn phát hiện bệnh. Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm nhất sẽ có cơ hội chữa khỏi ung thư buồng trứng là 94%, ở các giai đoạn muộn chỉ còn 46%.
Tuy nhiên, khi khối u mới xuất hiện sẽ không có triệu chứng gì khác thường, chỉ khi khối u đã phát triển lớn, người bệnh mới có thể phát hiện những dấu hiệu bất thường: khó chịu, đau ê ẩm vùng chậu, các bộ phận khác bị chèn ép…Do đó, các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ trên 20-30 tuổi nên khám và siêu âm định kỳ 1-2 lần mỗi năm để có thể kịp thời phát hiện khối u nếu có.
Để tránh ung thư buồng trứng gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng, bạn hãy tham khảo những thói quen tốt giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư buồng trứng, bao gồm:
Chế độ ăn nhiều ngũ cốc, rau xanh, cà rốt, hydrocarbon, vitamin A, C, cellulose, hạn chế thức ăn giàu năng lượng, nhiều protein và mỡ động vật, các chất béo bão hòa.
Cho con bú thường xuyên
Thận trọng khi sử dụng các thuốc chứa hormone: thuốc tránh thai, thuốc điều hòa kinh nguyệt…
Tăng cường vận động cơ thể, tập thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe
Bổ sung các thực phẩm hỗ trợ sức khỏe, có tác dụng phòng chống và hỗ trợ điều trị ung thư: Tinh bột nghệ, trà xanh, cà chua, gấc, rong biển…