(024) 6683 2266 - (028) 3888 2266 | ĐIỂM BÁN
Đề tài Viện Hàn Lâm Khoa Học Công Nghệ
Các chẩn đoán cận lâm sàng
- Nội soi ống mền: Qua nội soi có thể quan sát trực tiếp tổn thương, xác định vị trí, hình dạng, kích thước tổn thương. Đồng thời tiến hành sinh thiết tổn thương để chẩn đoán mô bệnh học.
- Chế độ ăn: nhiều muối, những thức ăn khô, thức ăn hun khói, thức ăn chứa nhiều chất nitrosamine làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày.
Người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn người không hút.
Gần đây người ta đã chứng minh được mối liên quan giữa viêm dạ dày do Helicobacter pylori với ung thư dạ dày.
+ Phẫu thuật: Là biện pháp cơ bản nhất để điều trị ung thư dạ dày. Bao gồm các phương pháp:
- Cắt một phần dạ dày hoặc cắt toàn bộ dạ dày đồng thời cắt bỏ mạc nối lớn + vét hạch.
- Trường hợp giai đoạn sớm tổn thương tại chỗ ở lớp niêm mạc có thể cắt bỏ rộng tổn thương qua nội soi.
+ Xạ trị
Xạ trị trước mổ hoặc hoá xạ trị đồng thời có thể giúp người bệnh không mổ được trở nên mổ được và có thể kéo dài thời gian sống của người bệnh sau mổ một cách đáng kể.
+ Hoá trị:
Có thể điều trị trước phẫu thuật, sau phẫu thuật, đồng thời với xạ trị, hoá chất đơn thuần hoặc kết hợp với điều trị đích trong trường hợp giai đoạn tiến triển, tái phát. Dùng hoá chất trong các trường hợp sau:
- Sau phẫu thuật: Khối u lớn, xâm lấn rộng ra quá thanh mạc, hạch (+), có di căn xa.
- Trước phẫu thuật: T2,T3,T4,N(+).
Chế độ dinh dưỡng, nâng cao thể trạng cho bệnh nhân Ung thư dạ dày
Chế độ ăn hợp lý: nhiều trái cây, rau, ngũ cốc toàn phần, các sản phẩm từ sữa, một lượng thịt vừa phải, ít chất béo động vật và hạn chế đường.
Nên vận động, tập thể dục đều đặn, nhẹ nhàng. Hạn chế vận động khi có biến chứng chảy máu dạ dày.
Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng gọi tổng đài (04) 6683 2266 - (08) 3888 2266 hoặc truy cập website tinhbotnghe.vn
Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Hiệu quả của sản phẩm có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn tùy thuộc cơ địa của mỗi người.