(024) 6683 2266 - (028) 3888 2266 | ĐIỂM BÁN
Đề tài Viện Hàn Lâm Khoa Học Công Nghệ
Khi nói tới căn bệnh đau dạ dày mọi người thường nghĩ rằng chỉ người lớn mới mắc phải do ảnh hưởng của làm việc căng thẳng, lo âu, mất ngủ. Tuy nhiên, căm bệnh này không chừa trẻ em, thậm chí còn gây nên hậu quả nghiêm trọng hơn do cha mẹ bỏ qua những triệu chứng của bệnh.
Cho đến nay, tỉ lệ viêm dạ dày ở trẻ em chưa được biết rõ. Nhưng trong một nghiên cứu ở Canada cho thấy cứ mỗi 2.500 bệnh nhi nhập viện thì có 1 bé bị viêm dạ dày. Nguyên nhân rất da dạng, có thể tổn thương tại chỗ do dùng các thuốc kháng viêm, do chấn thương niêm mạc dạ dày, do stress, hoặc trong bệnh cảnh toàn thân như bệnh lý thận, bệnh lý mạch máu…
Điển hình là trường hợp cháu Linh (*), 12 tuổi ở Hà Nội, sau khi dùng thuốc kháng viêm đã bị loét dạ dày. Mẹ cháu Linh cho biết, do cháu bị viêm xoang mãn tính, mũi xanh thường xuyên chảy ra nên mỗi khi cháu có dấu hiệu ngạt mũi chị thường cho uống thuốc kháng viêm để ngăn chặn viêm xoang. Thời gian gần đây cháu thường xuyên kêu đau bụng nên gia đình đưa đi khám thì bác sĩ kết luận cháu bị trợt thành dạ dày và phải điều trị.
Bên cạnh đó, với trẻ em việc ăn uống, sinh hoạt không điều độ cũng dễ dẫn đến viêm loét, thậm chí là thủng dạ dày. Như trường hợp cháu Hưng (*), 15 tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh do mê chơi game trực tuyến nên thức đêm để chơi; ban ngày cháu cũng chơi đến quên cả ăn. Đến khi bụng có dấu hiệu đau dữ dội gia đình đưa đi khám thì bác sĩ đã phải tiến hành mổ khẩn cấp để khâu lại vết thủng dạ dày. Các bác sỹ cho rằng, chính nguyên nhân sinh hoạt không điều độ, dạ dày trống, lại thức thâu đêm dẫn đến vết loét vốn có trước đó bị thủng.
Về nguyên nhân dẫn tới đau dạ dày ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ, theo các chuyên gia, với việc tìm ra vi trùng Helicobacter pylori (HP) trong thời gian gần đây đã cho thấy mối liện quan rõ rệt giữa vi trùng này và các bệnh lý tại dạ dày như viêm, loét, thậm chí là ung thư. Theo nhiều thống kê, Helicobacter pylori (HP) đã được tìm thấy trong 80% bệnh nhân có loét dạ dày, và 90% có loét tá tràng.
Trẻ có biểu hiện chán ăn, nôn, đau bụng có thể nghĩ đến viêm dạ dày, ảnh minh họa
Còn ỏ trẻ em, theo những nghiên cứu rộng khắp trên toàn thế giới, tỉ lệ trẻ bị nhiễm HP ở những nước phát triển là 18%-45%, trong khi ở các nước đang phát triển tỉ lệ này lên đến 40%-80%. Tại Việt Nam, trong một nghiên cứu của PGS. Nguyễn Văn Bàng và cộng sự năm 2004, tỉ lệ trẻ từ 6 tháng đến 15 tuổi bị nhiễm HP không triệu chứng là 34%...
Các chuyên gia cho biết, phác đồ điều trị phối hợp 2 kháng sinh với thuốc ức chế bơm proton và thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày đã có hiệu quả làm lành vết loét tới 80%-90% sau vài tuần điều trị. Tuy nhiên, bệnh có thể tái phát sau một thời gian do chủng HP kháng thuốc, do các tác dụng phụ của thuốc, do giá thành điều trị còn cao, do bệnh nhân không tuân thủ điều trị.
Vì vậy vẫn cần tìm một phương pháp mới có hiệu quả hơn. Trong đó, nổi bật là Curcumin, do có khả năng ức chế sự phát triển của 65 chủng HP, trong đó có nhiều chủng đã kháng metronidazol. Thực tế nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy curcumin-hoạt chất chính tạo nên màu vàng của nghệ có hiệu quả cao với bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng do có tác dụng ức chế vi khuẩn HP, làm giảm tiết dịch vị, nhanh lành vết loét, tăng tiết chất nhầy và bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ việc sử dụng bột nghệ để hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày lại không đơn giản. Ngoài việc khó hấp thu và Curcumin còn không tan trong nước thì việc dỗ dành cho trẻ ăn, uống bột nghệ là điều vô cùng khó khăn do mùi, vị của chúng không hấp dẫn như bánh kẹo, bim bim. Nhưng rất may mắn là hiện nay các nhà khoa học đã sản xuất thành công Tinh Bột Nghệ Tách Tinh Dầu, đã tách tinh dầu và các thành phần cặn bã vẫn giữ nguyên hàm lượng Curcumin cao trong củ nghệ. Giúp tăng tối đa khả năng hấp thu của Tinh Bột Nghệ.
Mặc dù vậy, với trẻ nhỏ thì điều lý tưởng nhất vẫn là phòng ngừa và phát hiện bệnh sớm để tránh những biến chứng đáng tiếc, nhẹ thì thiếu máu, xanh xao; nặng thì thủng dạ dày, nôn ra máu, phân đen… Các bác sĩ khuyến cáo, khi thấy trẻ có những biểu hiện của bệnh người lớn cần theo dõi và đưa trẻ đi khám kịp thời. Caác dấu hiệu cần quan tâm là khi trẻ bị đau bụng tái đi tái lại, rõ ràng hơn thì đau ở vùng trên rốn, ngay dưới xương ức; có nhiều trường hợp đau quanh rốn; trẻ hay bị buồn nôn, nôn, chán ăn, gầy sút, hay ợ chua và có hơi thở hôi.
*Tên bệnh nhân đã được thay đổi.
Tinh Bột Nghệ Tách Tinh Dầu - Hỗ trợ điều trị Viêm loét dạ dày hành tá tràng
Sản phẩm có chứa Curcumin - Chuyển giao từ Viện Hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam. Hỗ trợ điều trị Viêm loét dạ dày, hành tá tràng hiệu quả