(024) 6683 2266 - (028) 3888 2266 | ĐIỂM BÁN
Đề tài Viện Hàn Lâm Khoa Học Công Nghệ
Khi sử dụng những bài thuốc giảm đau dạ dày Đông y thì người bệnh cần có chế độ ăn uồng kiêng khem khá vất vả tuy nhiên nó lại không mang lại những tác dụng phụ cho người bệnh như thuốc Tây y. Bởi vậy, Thuốc Đông y vẫn là sự lựa chọn phù hợp cho bệnh nhân đau dạ dày. Bệnh đau dạ dày hay đau bao tử là hiện tượng niêm mạc dạ dày bị tổn thương, viêm loét gây ra. Bệnh này ngày càng trở nên phổ biến trong những năm trở lại đây gây ra nhiều phiền toái cho sức khỏe và cuộc sống người bệnh. Thuốc Đông y chính là những bài thuốc cổ truyền từ nhiều đời nay, chính là sự đúc kết những kinh nghiệm từ bao đời để lại cho chúng ta với những phương thuốc hay, chữa bệnh hiệu quả.
Các vị thuốc trong các thuốc đông y thường là: 1.Thanh bì: Vị đắng, cay, tính ôn, có tác dụng sơ can phá khí, tán kết tiêu trệ. Chữa trị các chứng can khí uất trệ, căng đau nhũ phòng, sán khí đau đớn, khí trệ thực tích, ngoài ra còn có ức chế mạnh cơ trơn của ruột nên chống co thắt ruột, giảm cơn đau. 2.Bạch thược: Giúp dưỡng huyết, liễm âm, hòa can chỉ thống. Chữa trị các chứng can huyết hư, cơ thể suy nhược, nhiều mồ hôi, các bệnh dạ dày, chứng âm huyết hư, can dương thịnh, can phong động. Ngoài ra bạch thược còn đặc trị viêm loét, xung huyết dạ dày, trị các chứng đau bụng. 3.Thanh diệp hành: Có tác dụng kháng sinh, có thể đẩy một số loại vi khuẩn có hại ra ngoài dạ dày như vi khuẩn lị, HP, amip… 4.Nghệ vàng: Giúp chống loét dạ dày, giảm tiết dịch vị dạ dày, giảm độ acid của dịch vị, chống viêm và làm lành vết loét nên dân gian thường dùng chung với mật ong để chữa viêm loét dạ dày do thừa dịch vị.
5.Cam thảo dây: Cam thảo tăng sự phòng thủ của cơ thể để ngăn chặn sự hình thành các vết loét. Cam thảo được các thầy thuốc rất tin nhiệm trong điều trị viêm loét dạ dày. 6.Nghệ đen: Có tác dụng phá ứ, tiêu tích. Nghệ đen còn có tác dụng điều trị chứng ăn uống khó tiêu, đầy bụng, nôn mửa. 7.Chuối hoa rừng: Dù chưa có tài liệu nghiên cứu cụ thể nhưng dân gian thường dùng quả chuối hoa rừng làm vị phụ tá rất cần thiết trong điều trị chứng viêm loét dạ dày, tá tràng và dùng cho một số bệnh chứng khác như phong thấp … 8.Tam thất: Tam thất có vị ngọt, đắng, tính ôn, bổ Kinh, Can, Vị, Tâm, Phế, Đại tràng. Có tác dụng hoá ứ, cầm máu, tiêu thũng, giảm đau, bổ khí huyết, giảm đau tức ngực, u bướu, huyết ứ, thiếu máu, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ngủ ít. 9.Địa du: Trong Đông y, Địa du dùng để cầm máu trong các trường hợp: nôn ra máu, chảy máu dạ dày, trị tiêu ra máu, kiết lỵ ra máu. 10.Đương quy: Có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, điều huyết, nhuận táo, hoạt trường, thông kinh 11.Thăng ma: Tác dụng làm lưu thông khí huyết, chữa các chứng sa sa dạ dày, dạ con, trực tràng…, nhức đầu nóng rét, hạ nhiệt, giảm đau, chống viêm, chống co giật, giải độc. 12.Sài hồ: Làm thông lợi gan, giảm đau, bổ dương khí và cắt cơn sốt rét. Dùng cho trường hợp đau ngực bụng, các loại thoát vị, sa dạ dày, ruột, tử cung, sổ bụng), viêm gan mạn tính, sốt rét cơn. Mỗi loại thảo dược này đều có vai trò và tác dụng khác nhau, khi kết hợp có thể giúp trung hòa acid dạ dày, chống lại các vi khuẩn có hại cho dạ dày, và là các vị thuốc giảm đau dạ dày hiệu quả.