(024) 6683 2266 - (028) 3888 2266 | ĐIỂM BÁN
Đề tài Viện Hàn Lâm Khoa Học Công Nghệ
Tinh bột nghệ kèm mật ong từ lâu đã là bài thuốc dân gian được nhiều người truyền nhau, sử dụng như một bí quyết để chữa bệnh đau dạ dày. Tuy nhiên, nhiều người kiên trì sử dụng nghệ vàng với khối lượng lớn trong vài năm mà kết quả vẫn không cải thiện.
Nghệ và mật ong, dùng hàng chục cân không khỏi bệnh
Nói về quá trình và sự nỗ lực, cố gắng trong chữa bệnh đau dạ dày của ông Nguyễn Quang Thanh (65 tuổi, Linh Đàm, Hà Nội), vợ ông - bà Đào Thị Nhung phải dùng hai chữ “bái phục”. Bị viêm loét dạ dày đã lâu, lại sợ bị tác dụng phụ do các thuốc giảm tiết acid, kháng sinh gây ra như giòn xương, viêm gan, suy thận và biến chứng nặng nề nhất là ung thư dạ dày. Nên ngót 40 năm bị bệnh là bấy nhiêu năm ông kiên trì sử dụng bột nghệ thủ công và mật ong hàng ngày để tránh tái phát bệnh. Tuy nhiên, suốt mấy chục năm, ông đã uống hàng chục cân bột nghệ, triệu chứng thì có đỡ, nhưng không thể khỏi hẳn được, thỉnh thoảng những cơn đau dạ dày cấp lại hành hạ khiến ông phờ phạc, phiền não đến mất ăn mất ngủ.
Nghệ chữa dạ dày, phải dùng đúng cách
Thực tế rất nhiều công trình nghiên cứu thực nghiệm và lâm sàng đã cho thấy curcumin – hoạt chất chính tạo nên màu vàng của nghệ có hiệu quả cao với bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng do có tác dụng ức chế vi khuẩn HP, làm giảm tiết dịch vị, tăng tiết chất nhầy, phục hồi nhanh các tổn thương và giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày
Theo nhiều thống kê, Helicobacter pylori (HP) đã được tìm thấy trong 80% bệnh nhân có loét dạ dày, và 90% có loét tá tràng. Phác đồ điều trị phối hợp 2 kháng sinh (amoxicilin + clarithromycin/metronidazol) với thuốc ức chế bơm proton (omeprazol) và thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày (muối bismuth) đã có hiệu quả làm lành vết loét tới 80 - 90% sau vài tuần điều trị. Tuy nhiên, bệnh có thể tái phát sau một thời gian do chủng HP kháng thuốc, do các tác dụng phụ của thuốc, do giá thành điều trị còn cao, do bệnh nhân không tuân thủ điều trị. Vì vậy vẫn cần tìm một phương pháp mới có hiệu quả hơn. Trong đó nổi bật là Curcumin.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Ấn Độ đã chứng minh Curcumin ức chế sự phát triển của 65 chủng Helicobacter pylori (vi khuẩn gặp trong 80% bệnh nhân loét dạ dày), trong đó có nhiều chủng đã kháng metronidazol.
Trên chuột cống gây loét dạ dày thực nghiệm, sử dụng curcumin với liều 80 mg/kg, Tuorkey M. và Karolin K. (2009) nhận thấy curcumin đã là giảm đáng kể số lượng và chất lượng ổ loét, làm giảm tiết acid dịch vị và các yếu tố thúc đẩy quá trình viêm.
Trong một nghiên cứu lâm sàng giai đoạn II của các nhà khoa học Thái Lan tiến hành trên 45 bệnh nhân cho uống curcumin 300 mg, mỗi lần, 5 lần trong 1 ngày. Kết quả cho thấy sau 4 tuần 48% không còn vết loét, sau 8 tuần là 72% và sau 12 tuần là 76%.
Đến nay, các nghiên cứu về Curcumin đang thu hút rất nhiều các nhà khoa học trên thế giới do có phổ dự phòng và hỗ trợ điều trị rộng cho các bệnh mạn tính và cả các bệnh vẫn được coi là không chữa được. Curcumin hiện được coi là “thảo dược kỳ diệu của tương lai”
Tại Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ VN là đơn vị đầu tiên và duy nhất sản xuất thành công tách tinh dầu từ dịch chiết cây nghệ vàng trong nước, đạt tiêu chuẩn chất lượng tương đương các chế phẩm quốc tế. Thực phẩm chức năng Tinh Bột Nghệ Tách Tinh Dầu chứa Curcumin, đã tách tinh dầu và tạp chất, nguyên liệu được chuyển giao từ đề tài nghiên cứu khoa học, được Hội Nội Khoa Việt Nam khuyên dùng
Tinh Bột Nghệ Tách Tinh Dầu giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, bệnh lý gan mật
Lưu ý: Hiệu quả của sản phẩm có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn tùy thuộc cơ địa của mỗi người.