(024) 6683 2266 - (028) 3888 2266 | ĐIỂM BÁN
Đề tài Viện Hàn Lâm Khoa Học Công Nghệ
Cẩn trọng nguy cơ đau dạ dày ngày Tết
Ngày tết đến, trong niềm vui chung của mọi nhà, bè bạn gặp nhau phải lấy chén rượu làm quà, để nâng ly chúc mừng một năm mới sức khỏe, thành công, kinh doanh bằng năm, bằng mười năm cũ.
Chén rượu trong dịp tết còn là cách để bà con láng giềng quây quần, anh em, họ hàng, gia tộc hay sui gia… chia sẻ những niềm vui năm cũ, chúc nhau năm mới thịnh vượng an khang.
Đủ mọi lý do đều dẫn đến bàn tiệc, nhưng sự cao hứng đó cùng với việc ăn uống không điều độ, ngủ không đủ giấc…tạo gánh nặng cho đường tiêu hóa, khiến cho dạ dày và gan làm việc mệt nhọc, dẫn đến những hiểm họa khôn lường, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Thói quen “ngày Tết thì gặp đâu ăn đó”, ăn không đúng giờ, thành bữa cũng không thích hợp cho người bị đau dạ dày.
Thời tiết giá rét, mưa phùn trong những ngày đầu xuân cũng là nguyên nhân thuận lợi làm cơn đau dạ dày tái phát (theo thống kê có tới trên 70% người loét dạ dày có cơn đau trong mùa rét).
Rượu, chè đặc, thuốc lá, cà phê... ức chế sự tạo thành chất nhầy, đồng thời kích thích tiết ra nhiều axit dịch vị, làm tăng nguy cơ tổn thương niêm mạc dạ dày
Gan cũng bị đe dọa vì rượu bia
Trên 90% lượng rượu hấp thu sẽ được chuyển hóa tại gan, phần còn lại sẽ được thải ra ngoài qua phổi và thận.
Tại gan, rượu sẽ được chuyển hóa thành Acetalhehyde là một chất độc, sau đó chuyển thành Acetate không độc. Tuy nhiên, khả năng chuyển hóa Acetalhehyde thành Acetate của gan lại có giới hạn. Nếu hấp thu lượng rượu quá lớn vượt khả năng chuyển hóa của gan dẫn đến lượng Acetaldehyde được sản sinh với một mức quá lớn sẽ dẫn đến tình trạng tổn thương tế bào gan, gây tình trạng gan nhiễm mỡ, viêm gan hoặc xơ gan
Ngoài ra, trường hợp ngộ độc do uống phải rượu giả, rượu kém chất lượng trong dịp tết ngày càng tăng, chiếm gần 50% tổng số bệnh nhân ngộ độc rượu của cả năm.
Làm gì để bảo vệ gan, dạ dày ngày Tết: Uống ít lợi nhiều, giải độc phòng bệnh
Để đón Tết vui khỏe, mỗi người cần lựa chọn thực phẩm an toàn, uống rượu bia hợp lý và sử dụng thêm các sản phẩm có tác dụng thải độc, bảo vệ gan, dạ dày
Với bia có nồng độ 5% chỉ nên uống 300-350ml/ngày. Rượu sâm banh nồng độ 11% có thể uống khoảng 150-200ml. Rượu màu có mùi nồng độ 17-20%, uống khoảng 50ml. Rượu trắng nặng có nồng độ 35-40%, chỉ nên uống khoảng 25ml.
Ăn trước khi uống sẽ có tác dụng phân giải một phần lượng cồn trong rượu, bảo vệ gan, dạ dày... tránh bị ngộ độc khi uống rượu.
Không nên uống rượu và nước ngọt cùng lúc, thức uống này sẽ lan khắp cơ thể và sản sinh một lượng lớn khí CO2 làm tổn hại đến gan, thận, quá trình tiêu hóa và làm huyết áp mất ổn định.
Không hút thuốc lá trong khi đang uống rượu bởi nó làm cơ thể mất oxy, làm tăng khả năng bị bệnh ung thư lên 30 lần với ung thư thực quản và 10 lần đối với ung thư vòm họng.
Đừng bắt cơ thể chúng ta “phải ăn, phải uống” quá nhiều, ăn đúng giờ và thành bữa để dạ dày có lúc nghỉ ngơi, hạn chế các thức ăn xào, rán, khó tiêu, dưa, cà, hành muối.
Tránh ăn quá nóng, quá lạnh, hay quá no vì ăn nóng quá làm niêm mạc dạ dày sung huyết, lạnh quá làm dạ dày co bóp mạnh hơn dễ gây đau, có khi chảy máu, quá no lại làm dạ dày căng to, co bóp yếu, ảnh hưởng đến quá trình nhào trộn tiêu hoá thức ăn.
Sử dụng Tinh bột nghệ Vcurmin được chuyển giao từ đề tài nghiên cứu khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ VN. Để chống viêm, nhanh lành vết loét và bảo vệ niêm mạc dạ dày; bảo vệ lá gan do tăng cường chức năng gan, giải độc rượu, chống các tổn thương gan do rượu và hóa chất độc hại. Đặc biệt, với những người bị viêm gan virus bắt buộc phải uống rượu bia, chất curcumin trong tinh bột nghệ còn có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và ngăn ngừa tiến triển thành viêm gan, xơ gan