(024) 6683 2266 - (028) 3888 2266 | ĐIỂM BÁN
Đề tài Viện Hàn Lâm Khoa Học Công Nghệ
Trong thuốc lá có hơn 4000 chất, trong đó có hơn 200 chất gây hại. Nicotin trong thuốc lá được biết đến là một chất gây nghiện mạnh, khiến người bệnh khi đã hút thuốc lâu ngày sẽ rất khó từ bỏ. Đây cũng là chất gây nhiều ảnh hưởng xấu đến dạ dày.
Thuốc lá làm mất cân bằng giữa 2 yếu tố tấn công và bảo vệ dạ dày Khi hút thuốc, nicotin vào cơ thể sẽ gây hại trực tiếp đến hệ thần kinh, kích thích bài tiết cortisol nội sinh gây tăng tiết acid dạ dày quá mức làm ăn mòn niêm mạc dạ dày. Bên cạnh đó, nicotin cũng kích thích tế bào chính tăng bài tiết pepsinogen, sau khi tiếp xúc với acid HCl trong dạ dày, nó chuyển thành dạng hoạt động là pepsin. Pepsin cùng với acid dịch vị là 2 yếu tố tấn công mạnh, gây phá hủy lớp bicarbonat bảo vệ dạ dày, gây nên viêm loét dạ dày.
Nghiên cứu về điều trị dài hạn bằng nicotin trên chuột cho thấy có sự giảm đáng kể số lượng tế bào cổ tuyến – loại tế bào đóng vai trò bài tiết chất nhầy tạo thành hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tác động của các yếu tố tấn công.
Hút thuốc lá làm nặng thêm tình trạng loét. Thuốc lá không chỉ gây loét mà còn làm tăng tỷ lệ loét ở những người nhiễm Hp, sử dụng bia rượu, thuốc kháng viêm nonsteroids, hay thường xuyên bị stress.
Nicotin thông qua chất truyền tin thứ hai là AMP vòng, hoạt hóa hàng loạt các enzym khác theo kiểu dây chuyền, làm tăng nồng độ vasopressin nội sinh, đóng vai trò tích cực trong việc phát triển các tổn thương dạ dày – tá tràng. Hút thuốc cũng làm tăng sản sinh các yếu tố kích hoạt tiểu cầu PAF và endothelin, là những yếu tố tiềm ẩn nguy cơ gây loét dạ dày.
Giảm lượng máu cung cấp cho dạ dày Nicotin trong thuốc lá làm giảm lưu lượng máu đến dạ dày qua sự ức chế tổng hợp oxit nitric, do đó ngăn chặn quá trình tái tạo tế bào. Ngoài ra các chất độc trong khói thuốc cũng ức chế sự tăng sinh tế bào niêm mạc dạ dày bằng cách giảm hoạt tính của ornithin decarboxylase - một loại enzym xúc tác tổng hợp nên các polyamin kích thích tăng trưởng.
Lời khuyên cho bệnh nhân loét dạ dày Ngoài thuốc lá ra cũng còn rất nhiều nguyên nhân khác gây loét dạ dày như nhiễm khuẩn Hp, uống rượu bia, dùng thuốc giảm đau chống viêm NSAIDs, stress. Hơn nữa, nhiều bệnh nhân loét dạ dày có các tổn thương diễn biến âm thầm cho đến khi chúng nặng dần lên dẫn đến các biến chứng như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày và thậm chí là ung thư.
Do đó người bệnh cần phải duy trì chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý như nạp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, như chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, hạn chế bia rượu thuốc lá, tập thể dục thể thao mỗi ngày, luôn giữ tâm trạng vui vẻ thoải mái.
Bạn cũng có thể sử dụng tinh bột nghệ Vcurmin để hỗ trợ điều trị loét dạ dày và phòng tái phát.