(024) 6683 2266 - (028) 3888 2266 | ĐIỂM BÁN
Đề tài Viện Hàn Lâm Khoa Học Công Nghệ
Bệnh viêm loét dạ dày là gì?
Trong các bộ phận bên trong cơ thể người, dạ dày có vai trò quan trọng rất lớn trong vấn đề về dinh dưỡng. Ngoài việc dự trữ thức ăn đưa vào để tiêu hóa dần, dạ dày còn là cơ quan nghiền nhuyễn thức ăn và tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hóa, hấp thu thức ăn ở ruột non.
Viêm loét dạ dày là bệnh phổ biến hàng đầu trong các bệnh đường tiêu hóa, bệnh xuất hiện ở nhiều quốc gia và ở mọi lứa tuổi. Nếu không được điều trị sớm và đúng cách bệnh có thể gây ung thư dạ dày. Đặc biệt ở các nước đang phát triển, tỷ lệ người bệnh ước tính khoảng 10%, hàng năm tăng khoảng 0,2%. Ở Việt Nam, theo điều tra trong những năm gần đây, bệnh chiếm khoảng 26% và thường đứng đầu trong các bệnh ở đường tiêu hóa và có chiều hướng ngày càng gia tăng. Theo Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam, 70% người Việt có nguy cơ bị đau dạ dày.
Viêm loét dạ dày và nguyên nhân gây bệnh
Theo Tây y
Viêm loét dạ dày tá tràng là kết quả của sự mất cân bằng giữa 1 bên là yếu tố phá hủy niêm mạc dạ dày tá tràng và 1 bên là yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày tá tràng.
- Nhóm bảo vệ là lớp dịch nhầy bao phủ bề mặt niêm mạc dạ dày và ion bicarbonate giúp trung hòa một phần acid dịch vị.
- Nhóm yếu tố tấn công gồm acid dịch vị (HCl), pepsine và đặc biệt là H.pylori – loại vi khuẩn được tìm thấy trên phần lớn bệnh nhân viêm loét dạ dày và được coi là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh.
Nguyên nhân chính của bệnh viêm loét dạ dày là do sự mất cân bằng giữa hai nhóm yếu tố: bảo vệ và tấn công ở dạ dày. Sự mất cân bằng này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân thường gặp như nghiện rượu, ăn uống không điều độ, thức ăn nhiều đồ cay nóng, làm việc trí óc căng thẳng, stress…
Nguyên nhân do rối loạn thần kinh thực vật sẽ gây tăng yếu tố phá hủy niêm mạc và giảm yếu tố bảo vệ niêm mạc. Điều này giải thích vì sao bệnh dạ dày thường tăng nặng khi căng thẳng thần kinh. Nhiều người đã điều trị bệnh dạ dày tá tràng với nhiều loại thuốc đắt tiền mà không khỏi cũng bởi chưa chú ý tới nguyên nhân này.
Còn theo Đông y, viêm loét dạ dày tá tràng là do tạng can, tỳ và vị bị rối loạn công năng mà dẫn đến.
Theo ThS. BS. Lê Thị Tuyết Phượng, Bệnh viện Nhân dân 115, TPHCM, một trong những nguyên nhân gây loét dạ dày là do uống rượu. Và xuất huyết tiêu hóa là biến chứng thường gặp nhất của viêm loét dạ dày. Biểu hiện của biến chứng này là ói ra máu và đi cầu phân máu có thể máu đỏ, hoặc màu đen hôi thối. Chảy máu tiêu hóa ồ ạt có nguy cơ đe dọa tính mạng bệnh nhân nếu không cầm máu được bằng các phương pháp cầm máu thông thường. Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu toàn diện của y học, nước ta vẫn chú trọng và khuyến khích điều trị kết hợp giữa đông và tây y. Các công trình nghiên cứu gần đây của các nhà tiêu hóa đã chứng minh rằng, tiệt trừ thành công vi khuẩn H.pylori sẽ làm giảm tần suất tái phát viêm loét dạ dày và giảm rõ rệt nguy cơ mắc ung thư dạ dày.Tuy nhiên bệnh nhân rất dễ tái nhiễm do vi khuẩn HP tồn tại trong bựa răng, nước bọt, dễ lây nhiễm qua ăn uống.Hy vọng trong một tương lai gần, các nhà nghiên cứu sẽ tìm ra vắc-xin ngừa lây nhiễm vi khuẩn H.pylori. Vì vậy, khi phát hiện có nhiễm H.P và có triệu chứng viêm loét DD-TT, cần tiến hành điều trị sớm và triệt đểbằng các phác đồ kháng sinh kết hợp với thuốc giảm tiết acid. Và trong những trường hợp kháng thuốc này, bác sĩ bắt buộc phải phối hợp thêm nhiều kháng sinh. Theo đó phải sử dụng phối hợp và đúng liều 2 kháng sinh hiệu quả và ít bị kháng thuốc trong cộng đồng tối thiểu trong 7 ngày; có thể phải kết hợp với các thuốc kháng tiết axít mạnh để tạo điều kiện tối ưu cho kháng sinh phát huy tác dụng. Còn với các loại thuốc nam như cam thảo, chè dây, mật ong, nghệ… lại có vai trò quan trọng trong hỗ trợ điều trị, dự phòng.
GS Nguyễn Khánh Trạch, Chủ tịch Hội Nội khoa Việt Nam cho biết: Trong y học cổ truyền, nghệ vàng là một trong số ít các thảo dược vừa có tác dụng giải độc gan lại giúp chống viêm, làm lành nhanh vết viêm loét dạ dày. Hoạt chất đem lại tác dụng của nghệ vàng là curcumin với nhiều hoạt tính sinh học quý như: chống viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống ung thư, bảo vệ gan, bảo vệ thận, phòng nhồi máu cơ tim....
Từ xa xưa, dân gian đã dùng nghệ tươi giã nát lấy nước pha cùng mật ong để uống chữa bệnh đau dạ dày. Tuy nhiên cuộc sống bận rộn ngày nay khiến nhiều người không thể kiên trì theo cách của người xưa. Mặt khác các nghiên cứu cho thấy nghệ tươi chưa loại bỏ tinh dầu nóng sẽ gây hại cho gan. Giải pháp cho những bệnh nhân đau dạ dày chính là dùng tinh bột nghệ pha cùng mật ong uống hàng ngày, vô cùng đơn giản giúp bệnh nhân có thể kiên trì thực hiện, từ đó thu được những kết quả hết sức khả quan.