(024) 6683 2266 - (028) 3888 2266 | ĐIỂM BÁN
Đề tài Viện Hàn Lâm Khoa Học Công Nghệ
Đau dạ dày (bao tử) đông y gọi là vị quản thống là chỉ đau ở vùng thượng vị. Đau dạ dày thường do một số nguyên nhân chính gây nên như: khí trệ, hỏa uất, huyết ứ, hư hàn. Đau dạ dày ngoài việc điều trị bằng thuốc, thì chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng. Một số thực phẩm khi ăn có thể có lợi cho dạ dày, tuy nhiên một số thực phẩm khác khi ăn lại cho hại cho dạ dày.
Cần tránh những loại thực phẩm sau khi bị đau dạ dày:
Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ
Những người bị đau dạ dày nên hạn chế các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ. Các loại thực phẩm này luôn chứa nhiều chất béo. Thực phẩm giàu chất béo có thể khiến bạn bị tiêu chảy.
Hành tây chưa nấu chín
Hành tây có chứa các chất dinh dưỡng phong phú, giúp bảo vệ tim cho cơ thể con người. Tuy nhiên, lượng hành tây sống cũng có thể gây đau bụng. Do đó nếu ăn hành tây cần phải nấu chín để loại bỏ những chất độc hại.
Súp lơ xanh và cải bắp sống
Súp lơ xanh và bắp cải là những loại rau có chứa nhiều chất xơ, có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nó lại dễ sinh ra nhiều khí gây đầy bụng khi bạn ăn sống hai loại rau này. Vì vậy, cách tốt nhất đối với người đau dạ dày là phải nấu chín súp lơ xanh và bắp cải trước khi ăn.
Cà phê
Trong cà phê có chứa nhiều cafein là một chất kích thích, người đau dạ dày không nên dùng.
Chè đặc
Đối với người bình thường, chè xanh rất tốt cho sức khỏe, nhưng lại có hại đối với người bị đau dạ dày, làm cho cơn đau dạ dày tăng lên. Đặc biệt không nên uống chè xanh đặc vào lúc đói
Sô cô la
Đối với những người đau dạ dày nên kiểm soát lượng sô cô la vì nếu ăn quá nhiều sô cô la có thể thể gây ra hiện tượng chảy ngược của dịch vị trong dạ dày.
Nước cam
Nước cam ép có tính axit có thể làm nhiễu loạn đường tiêu hóa và kích thích các dây thần kinh nhạy cảm. Nếu người đau dạ dày uống nước cam, đường tiêu hóa có chứa nhiều axit, có thể gây đau bụng. Bên cạnh đó, nước chanh cũng có thể gây tiêu chảy ở các bệnh nhân bị bệnh đường ruột, đau dạ dày.
Quả đào
Quả đào vừa ngon vừa có giá trị dinh dưỡng rất cao. Đào chứa hàm lượng sắt phong phú, có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh thiếu máu cho cơ thể con người. Các pectin có trong đào cũng có thể ngăn ngừa táo bón cho con người. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân đau dạ dày, nếu ăn đào có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Ngoài ra, ăn quá nhiều đào có thể gây đầy bụng.
Ớt
Ớt tốt cho tiêu hóa đối với người bình thường, nhưng trong ớt có chứa một alcaloit có vị rất cay và nóng, nó sẽ khiến bệnh đau dạ dày nặng thêm. Vì vậy người đau dạ dày không nên ăn ớt.
Kem
Mùa hè, nếu đau dạ dày bạn nên tránh kem. Hàm lượng chất béo trong kem rất cao. Điều này rất nguy hiểm cho những người bị đau dạ dày và đường ruột. Đau bụng có thể dễ dàng gây ra.
Thực phẩm nào bệnh nhân đau dạ dày nên ăn?
Các loại rau có lá màu xanh đậm
Bệnh nhân bị viêm dạ dày và loét dạ dày tá tràng nên tiêu thụ nhiều các loại rau lá màu xanh đậm. Các loại rau màu xanh đậm là nguồn cung cấp vitamin A, C, K, axit folic, sắt, và canxi – là nguồn quan trọng đối với việc chữa bệnh viêm dạ dày và loét dạ dày. Thực phẩm giàu trong các loại rau màu xanh đậm bao gồm bông cải xanh, mầm brussel, cải bắp, măng tây, cải xoăn, rau bina, đậu xanh, mù tạt…
Protein
Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày nên tiêu thụ thực phẩm có chứa protein đặc biệt là các protein ít chất béo. Protein giúp cơ thể sửa chữa các tế bào cũ bị hư hỏng, lấp đầy những vết sẹo trong dạ dày tá tràng. Không nên tiêu thụ những thực phẩm protein giàu chất béo vì chất béo làm tăng sản xuất acid dạ dày, gây kích ứng hơn cho dạ dày. Thực phẩm ít chất béo có chứa hàm lượng protein cao bao gồm thịt nạc, cá, gia cầm da, sản phẩm đậu nành, đậu, sữa ít béo và sữa chua ít chất béo.
Thực phẩm có chứa Flavonoids
Flavonoid là chất chống oxy hóa được tìm thấy trong hầu hết các loại trái cây và rau quả màu sắc sặc sỡ. Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm y tế Đại học Maryland cho biết chất flavonoid giúp ức chế vi khuẩn Helicobacter, một loài vi khuẩn là nguyên nhân gây viêm dạ dày và loét dạ dày. Ăn nhiều thực phẩm giàu flavonoid giúp ngăn ngừa và chữa lành vết loét và viêm dạ dày. Thực phẩm giàu chất flavonoid có thể mang lại lợi ích cho bệnh nhân viêm dạ dày bao gồm cần tây, nam việt quất, táo, trà xanh, quả việt quất, anh đào, bóng quần và ớt chuông. Thực phẩm có chứa cucurmin
Chất curcumin trong củ nghệ có tác dụng trợ tiêu hóa do thúc đẩy sự co bóp túi mật, nhưng lại không làm tăng tiết axit dạ dày. Curcumin cũng ức chế được các khối u ở bộ phận này. Do đó, nghệ là dược phẩm tốt đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày, tá tràng.
Theo y học cổ truyền, nghệ có tác dụng hành khí, phá ứ huyết, lương huyết, thông kinh lạc. Dân gian coi nghệ là vị thuốc có tác dụng hàn gắn vết thương nên thường bôi lên các mụn nhọt sắp khỏi để mau liền miệng, lên da non và không để lại sẹo xấu. Có thể dùng nghệ với liều lượng 1-6 g/ngày (dưới dạng bột hoặc thuốc sắc) để chữa bệnh đau dạ dày, vàng da, đau bụng sau sinh.