(024) 6683 2266 - (028) 3888 2266 | ĐIỂM BÁN
Đề tài Viện Hàn Lâm Khoa Học Công Nghệ
Nám da và một vấn đề thẩm mỹ mà nhiều phụ nữ quan tâm vì nó không chỉ ảnh hưởng đến sự tự tin về vẻ bề ngoài trong giao tiếp mà còn khiến nhiều chị em lo lắng vì xem đó là một dấu hiệu của sự lão hóa hoặc một tình trạng sức khỏe không tốt. Trong các nguyên nhân nhân gây nám sạm da, sự thay đổi nồng độ các hormone nữ trong máu mà một trong những nguyên nhân phổ biến. Vì vậy, các mẹ bầu, vốn có tâm lý dễ bị stress trong thai kỳ cần biết các nguyên nhân và cách khắc phục vấn đề này.
Nguyên nhân gây nám da ở mẹ bầu:
Hiện tượng nám da là sự xuất hiện những vùng da sậm màu hơn so với những vùng còn lại, xảy khá phổ biến với tỷ lệ từ 50 % đến 75% ở phụ nữ có thai. Nguyên nhân là do trong thai kỳ, sự tăng nồng độ hormone estrogen trong máu đã kích thích tăng sản xuất chất melanin – một hợp chất tự nhiên tạo nên màu đen cho lông tóc, mắt và da và có vai trò bảo vệ người mẹ tránh tác động của tia cực tím.
Những lời khuyên cho mẹ bầu:
× Tránh tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời bằng cách thường xuyên đội nón rộng vành, mặc áo dài tay và mang khẩu trang khi đi ra ngoài ánh nắng. Hạn chế đi ra ngoài nắng vào giấc khoảng từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều.
× Sử dụng kem chống rạn da sớm ngay cả khi bạn chưa thấy dấu hiệu của các vết rạn nhằm tăng cường đàn hồi sớm cho da. Có thể dùng các sản phẩm tự nhiên như dầu dừa, rượu gừng nghệ để phòng ngừa rạn da mà vẫn an toàn.
× Sử dụng kem chống nắng (thường có chứa kẽm oxyd và titan dioxyd) ở những vùng da nhạy cảm nói trên. Nên sử dụng kem chống nắng có phổ tác dụng rộng (chỉ số SPF) khoảng trên 30 để có tác dụng ngăn cả tia UV-A và UV-B.
× Sau khi sinh và thời kỳ cho con bú, cần tiếp tục sử dụng kem chống nắng và chú ý tránh tiếp xúc ánh ánh mặt trời.
× Bổ sung acid folic bằng cách ăn các thức ăn có chứa nhiều acid folic như các loại rau xanh, cam, ngũ cốc nguyên hạt…vì có nhiều nghiên cứu cho thấy có sự liên quan giữa tình trạng thiếu acid folic tới sự thay đổi sắc tố da trong thai kỳ.
× Không nên tự ý sử dụng các chất tẩy trắng hoặc làm sáng da trong giai đoạn thai kỳ và cho con bú vì các chất hóa học này có thể được hấp thu vào cơ thể người mẹ. Tiếp theo đó theo nhau thai, qua sữa mẹ và gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi và trẻ.
Hiện tượng này thường xảy ra ở trên mặt như quanh vùng môi trên, mũi, gò má, trán và thường có dạng đối xứng 2 bên mặt. Đôi khi phần da sậm màu này tạo nên hình dạng gần giống một chiếc khẩu trang. Ngoài ra, điều này còn xảy ra ở những nơi vốn có nhiều sắc tố melanin như núm vú, tàng nhang, các vết sẹo, ở cơ quan sinh dục ngoài, hay các vùng biểu bì hay chịu ma sát nhiều như nách, bẹn. Sự tăng sắc tố melanin cũng lý giải vì sao các mẹ bầu có nước da ngăm thường dễ bị nám sạm hơn so với các mẹ có nước da sáng và khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thì các vết nám sẽ trở nên sậm màu hơn nữa.
Tuy nhiên, bà bầu cũng không cần quá lo lắng, chỉ cần tạo tâm lý thoải mái; Ăn uống đủ chất, nhiều rau xanh và hoa quả, bổ sung vitamin C, E…; Tập thể dục; và có thể áp dụng biện pháp trị nám da an toàn, hiệu quả và đơn giản bằng cách đắp mặt nạ tự nhiên trị nám hoặc dùng sản phẩm trị nám bằng thảo dược. Trong số đó không thể bỏ qua món quà từ cám gạo, nghệ.....
Trong nghệ có tinh chất curcumin là chất chống ôxy hóa hữu hiệu. Curcumin có khả năng ngăn ngừa lão hóa, giúp da trắng hồng, mịn màng đồng thời làm giảm các vết thâm nám và làm mờ vết tàn nhang rất hữu hiệu.