(024) 6683 2266 - (028) 3888 2266 | ĐIỂM BÁN
Đề tài Viện Hàn Lâm Khoa Học Công Nghệ
Loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh
Người bệnh cần tìm ra nguyên nhân cốt lõi gây bệnh đau dạ dày. Nếu nguyên nhân xuất phát từ lạm dụng các thuốc giảm đau, chống viêm cần phải dừng thuốc và tìm kiếm liệu pháp điều trị khác phù hợp hơn. Nếu do nhiễm vi khuẩn HP, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ triều trị của bác sĩ để loại bỏ tận gốc loại vi khuẩn này, tránh tình trạng kháng thuốc.
Tăng cường các yếu tố bảo vệ dạ dày
Các yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày bao gồm lớp chất nhày mucin, mạng lưới mao mạch. Người bệnh đau dạ dày cần tăng cường các yếu tố bảo vệ này bằng các thuốc tạo màng che phủ, kích thích tái tạo niêm mạc. Hiện nay, ngoài các loại thuốc tây giúp bao che niêm mạc, một số thảo dược lành tính từ thiên nhiên như tinh bột nghệ Vcurmin có tác dụng trung hòa acid dịch vị, ức chế vi khuẩn HP và thúc đẩy làm liền vết thương nhanh chóng, chống viêm loét niêm mạc, từ đó hỗ trợ điều trị triệt để bệnh đau dạ dày, tránh tái phát dai dẳng.
Kết hợp thói quen sinh hoạt khoa học Nhiều người bị tái phát đau dạ dày cũng một phần do thói quen sinh hoạt bừa bãi, không khoa học. Khi bị bệnh đau dạ dày không nên sử dụng rượu bia, hút thuốc lá, uống café, nước ngọt có ga…, không ăn thực phẩm có tính kích thích dạ dày như chua, cay, nóng, không ăn các thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn công nghiệp.
Bên cạnh đó, người bệnh cần điều chỉnh lối sống khoa học: ăn đúng giờ, đúng bữa, không bỏ bữa, ăn chậm, nhai kỹ, thoải mái đầu óc. Tránh stress, tập luyện thể thao bằng những bài tập nhẹ nhàng tăng cường sức khỏe, ăn uống đầy đủ sinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.