(024) 6683 2266 - (028) 3888 2266 | ĐIỂM BÁN
Đề tài Viện Hàn Lâm Khoa Học Công Nghệ
Trong quá trình điều trị bệnh lý dạ dày-tá tràng, các bác sĩ phát hiện nhiều trường hợp người thân trong cùng gia đình đến khám với biểu hiện khá giống nhau: ăn không tiêu, ợ hơi, đau bụng trên rốn, đầy bụng, hơi thở có mùi hôi… và xét nghiệm thường cho kết quả nhiễm khuẩn HP.
Do đó, có thể khẳng định, bệnh dạ dày có lây giữa người bị bệnh và người khác thông qua đường ăn uống. Điều này diễn ra chủ yếu trong phạm vi gia đình.
Vi khuẩn HP gây nên bệnh dạ dàylây qua các con đường sau :
Ngoài những đường lây trên, vi khuẩn HP còn có thể lây qua phân người (do không rửa tay sạch sau khi đi tiêu và trước khi ăn; hay qua trung gian côn trùng như ruồi, gián… khi thức ăn không đậy kỹ). Bên cạnh đó, nước cũng có thể là trung gian truyền bệnh (HP hiện diện trong nguồn nước ngầm, nước giếng, nước thải chưa qua xử lý)…
Như vậy có thể kết luận, bệnh đau dạ dày có khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp đều có khả năng lây nhiễm. Để tìm hiểu rõ hơn, chúng ta cùng xem xét kỹ nguyên nhân của bệnh này.
Nguyên nhân gây bệnh:
Khi nghi ngờ viêm loét dạ dày - tá tràng nên làm gì?
Không nên tự điều trị mà nên đi khám bệnh để được thầy thuốc khám cẩn thận sau đó sẽ cho chỉ định chụp dạ dày, đặc biệt là nội soi dạ dày (nếu bệnh viện có điều kiện) để chẩn đoán xác định xem có bị viêm loét dạ dày tá tràng hay không? Nguyên nhân gây đau dạ dày là gì? Trong trường hợp mắc bệnh do xoắn khuẩn HP thì cần có các biện pháp phòng tránh cho người thân và gia đình.
Cách phòng ngừa lây lan khuẩn HP
Việc ăn uống chung mâm bát trong gia đình là điều hiển nhiên và cũng chính vì thế mà việc những người tron gia đình sẽ bị lây bệnh dạ dày là điều khó tránh khỏi. Để hạn chế điều này, những người thân trong gia cần thực hiện các biện pháp phòng tránh dưới đây:
– Nên dọn mỗi người một khẩu phần riêng, hoặc khi ăn lấy riêng mỗi người một chén nước chấm rót vừa đủ. Tập thói quen sử dụng muỗng chung cho từng món; khi ăn chung, gắp thức ăn chung phải trở đầu đũa. Những cách ăn uống này có thể không quen hoặc gây ra tâm lý không vui, nhất là cho người bệnh. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe cho mọi người thì cách tốt nhất là nên phòng tránh. Cũng cần lưu ý không ăn rau sống rửa không sạch, tránh dùng nguồn nước ao hồ, sông suối..
– Cần xử lý các chất thải và phân cho hợp vệ sinh: Tuyệt đối không dùng phân để bón và tưới cây, tưới rau. Trong gia đình, cần chú ý tới khâu vệ sinh sạch sẽ, nhất là trẻ con. Cần thường xuyên dọn về sinh nhà cửa sạch sẽ, tạo thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh,…
Đối với người có hội chứng dạ dày – tá tràng nên kiêng tuyệt đối rượu, bia, chất chua cay và cả thuốc lá (thuốc lào) và các chất gây kích thích khác như trà đặc, cà phê. Tất cả những chất này ở khía cạnh này hay khía cạnh khác đều có khả năng làm tổn thương niêm mạc dạ dày, đặc biệt là rượu, chua, cay. Sau khi đã có những biện pháp phòng ngừa cần thực hiện điều trị càng sớm càng tốt.